Số 03 Đường Bàu Gia Thượng 4, P. Hoà Thọ Đông, Q. Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng

Thi công
Ép cọc bê tông

Phương pháp ép cọc và chọn máy ép cọc:

Ép cọc thường dùng 2 phương pháp:

– Ép đỉnh

– Ép ôm

1. Ép đỉnh

Lực ép được tác dụng từ đỉnh cọc để ấn cọc xuống.

Ưu điểm

– Toàn bộ lực ép do kích thủy lực tạo ra được truyền trực tiếp lên đầu cọc chuyển thành hiệu quả ép. Khi ép qua các lớp đất có ma sát nội tương đối cao như á cát, sét dẻo cứng… lực ép có thể thắng lực cản do ma sát để hạ cọc xuống sâu dễ dàng.

Nhược điểm

– Cần phải có hai hệ khung giá. Hệ khung giá cố định và hệ khung giá di động, với chiều cao tổng cộng của hai hệ khung giá này phải lớn hơn chiều dài một đoạn cọc: nếu 1 đoạn cọc dài 6m thì khung giá phải từ 7 ÷ 8m mới có thể ép được cọc. Vì vậy khi thiết kế cọc ép, chiều dài một đoạn cọc phải khống chế bởi chiều cao giá ép trong khoảng 6 – 8m.

2. Ép ôm

Lực ép được tác dụng từ hai bên hông cọc do chấu ma sát tạo nên để ép cọc xuống.

Ưu điểm

– Do biện pháp ép từ 2 bên hông của cọc, máy ép không cần phải có hệ khung giá di động, chiều dài đoạn cọc ép có thể dài hơn.

Nhược điểm

– Ép cọc từ hai bên hông cọc thông qua 2 chấu ma sát do do khi ép qua các lớp ma sát có nội ma sát tương đối cao như á sét, sét dẻo cứng… lực ép hông thường không thể thắng được lực cản do ma sát tăng để hạ cọc xuống sâu.

– Nói chung, phương pháp này không được sử dụng rộng rãi bằng phương pháp ép đỉnh.

Dịch vụ khác

Trang chủ

Điện thoại

Zalo chat

Imessage

Email