Số 03 Đường Bàu Gia Thượng 4, P. Hoà Thọ Đông, Q. Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng

So sánh ép cọc cừ tràm và cọc bê tông cốt thép trong xây dựng

 

Ép cọc cừ tràm và ép cọc bê tông là những phương pháp gia cố nền móng được dùng phổ biến trong công tác gia cố nền móng. Mỗi phương pháp lại có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt. Sau đây cúng tôi sẽ so sánh hai phương pháp này để nêu rõ từng đặc điểm của từng phương pháp.

1. Ép cọc cừ tràm

Cọc cừ tràm là vật liệu trong việc gia cố nền móng lấy từ thân cây tràm (Tràm là loại cây được trồng nhiều ở vùng Nam Bộ, Khả năng chịu nước tốt). Ép cọc cừ tràm là phương pháp hỗ trợ gia cố nền đất rất tốt, phương pháp này hỗ trợ những vùng có nền đất yếu, Vùng địa chất xấu hay lún, sụt...Ép cọc cừ tràm được dùng trong những công trình xây dựng móng chịu tải trọng không lớn.

Người ta sử dụng ép cọc cừ tràm để tăng độ chặt của đất, giúp đất liên kết với nhau tránh bị sụt lún. Với những tác dụng như vậy phương pháp sẽ giảm được tối đa hệ số rỗng của đất từ đó nâng cao được sức chịu tải nền móng công trình.

Cừ tràm cấu tạo là thân gỗ nên chỉ đóng trong vùng đất ngập nước để cừ không bị mục nát, còn nếu ép cọc cừ tràm trong những vùng đất khô cừ sẽ rất nhanh bị mối mọt hay mục nát  nên cừ sẽ nhanh hỏng và tuổi thọ sẽ bị giảm ảnh hưởng tới chất lượng công trình.

Những ưu điểm của ép cọc cừ tràm 

- Chi phí vật liệu thi công rẻ

- Nếu thi công đúng chuẩn trong nền đất có nước và ẩm ướt thì tuổi thọ cừ có thể lên tối đa 70 năm

- Ép cọc cừ tràm thích hợp nhất với những công trình có trọng tải nhỏ

- Thuận tiện với hai phương án thi công bằng máy hoặc thi công bằng tay

- Cừ tràm chịu tải tương đối tốt (phù hợp với những công trình từ 4 tầng trở lại)

Nhược điểm 

- Cừ tràm ngày càng ít đi do mức độ khai thác cao

- Thi công ép cọc cừ tràm phải đào sâu tối đa đến 2,2m nên dễ gây ảnh hưởng tới công trình liền kề.

2. Ép cọc bê tông cốt thép

Ép cọc bê tông cốt thép là một phương pháp gia cố nền móng dùng hệ thống cột trống hoặc cột treo. Đặc tính của cọc bê tông cốt thép là chịu được xâm thực sức chịu tải lớn, thi công trên những địa hình phức tạp, nền đất yếu.

Những ưu điểm của ép cọc bê tông cốt thép

- Bền vững theo thời gian, sức chịu tải lớn

- Vật tư, nguyên liệu phổ biến, dễ dàng vận chuyển 

- Áp dụng được nhiều loại địa hình đa dạng

- Tiến độ thi công nhanh, thời gian thi công không quá lâu

- Giá thành thi công ép cọc bê tông không cao, phù hợp với nhiều loại công trình 

Nhược điểm

- Không thể thi công ở những môi trường thi công chật hẹp

- Thi công phương pháp này cần có những tài liệu địa chất của nơi cần thi công, đưa ra bản vẽ thiết kế

- Thi công không linh động khi phải phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết

- So với cọc cừ thì giá thành cọc bê tông cao hơn

Nhận xét chung: Ép cọc cừ tràm và ép cọc bê tông cốt thép đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Chính vì vậy việc lựa chọn phương pháp nào để thi công còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình thực tế, phải lựa chọn loại phù hợp nhất với công trình mới phát huy được tối đa ưu điểm của phương pháp thi công đồng thời phù hợp với kinh tế.

 

Trang chủ

Điện thoại

Zalo chat

Imessage

Email