Số 03 Đường Bàu Gia Thượng 4, P. Hoà Thọ Đông, Q. Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng

Vì sao nên sử dụng máy ép cọc Robot trong thi công xây dựng công trình

 

Ép cọc bê tông là một công đoạn quan trọng trong thi công công trình. Nó giúp cho móng được chắc chắn hơn, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Vậy khoảng cách ép cọc bê tông thế nào là hợp lý. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này.

VÌ SAO CẦN GIỮ KHOẢNG CÁCH KHI ÉP CỌC BÊ TÔNG

Để hiểu lý do vì sao cần giữ khoảng cách ép cọc bê tông, trước tiên phải hiểu vai trò của cọc bê tông. Có nhiều công trình xây dựng do quá trình thi công không đảm bảo. Từ đó gây nên tình trạng sụt lún, sụp đổ sau khi mới sử dụng trong thời gian ngắn. Lý do là bởi phần móng không được gia cố tốt dẫn đến k đủ lực để chịu tải trọng.

Nhiệm vụ của cọc ép bê tông là truyền tải trọng từ công trình xuống lớp đất dưới. Một số loại cọc được sử dụng như cọc nhồi, cọc ép. Cừ tràm… Trong đó, cọc ép bê tông được sử dụng nhiều nhất. Với ưu điểm thi công nhanh, gọn, biết được sơ bộ tải trọng khi ép cọc. Ngoài ra còn có giá thành hợp lý, dùng tốt cho công trình nhà phố, nhà ống.

Khoảng cách cọc ép cũng là điều cần phải được lưu ý trong thi công công trình. Khi đóng cọc ép, tải trọng được truyền xuống lớp đấy dưới và xung quanh. Nó giúp công trình có được móng tốt, đảm bảo an toàn khi xây lên cao. Nếu không có khoảng cách ép cọc bê tông phù hợp, dẫn đến ảnh hưởng tới các nhà xung quanh.

Hơn nữa, tùy vào địa hình mà chủ thầu sẽ có khoảng cách ép cọc thích hợp. Vừa đảm bảo được tiến độ lại đảm bảo về chất lượng công trình. Lại có thể tiết kiệm được thời gian và tiền bạc hiệu quả.

CÁC KHOẢNG CÁCH ÉP CỌC BÊ TÔNG CẦN LƯU Ý

Khi xây trong phố, xác định được khoảng cách ép cọc với nhà bên cạnh là điều rất cần thiết. Bởi nếu không sẽ dẫn đến nhà bên cạnh bị lún hoặc ảnh hưởng đến móng cọc. Khoảng cách tối thiểu để ép cọc đối với nhà xây chen là 3,7-4 mét. Tuy nhiên khỏang cách này sử dụng cho phương pháp ép cọc tải sắt.

Công trình có mặt bằng hẹp sẽ khiến thời gian và chất lượng thi công gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó các công trình liền kề xuống cấp cũng ảnh hưởng đến công trình hiện tại. Trường hợp xấu nhất là không thể thi công được.

Với diện tích nhỏ, chủ hộ có thể dùng phương pháp ép cọc neo. Vậy với cách này ép cọc cách nhà bên cạnh bao nhiêu là hợp lý? Thông thường khoảng cách tối thiểu là 2,5 mét. Thấp hơn so với éo cọc tải sắt do ép cọc neo khá nhỏ gọn và hẹp hơn.

Tùy vào diện tích mặt bằng thi công mà sẽ có phương pháp ép cọc bê tông khác nhau. Khách hàng cần đo đạc kĩ trước khi lựa chọn phương pháp nào.

CÁCH BỐ TRÍ CỌC ÉP HỢP LÝ

Khi đã xác định được khoảng cách ép cọc bê tông, cần lưu ý đến cách bố trí cọc ép. Bố trí sao cho hợp lý và khoảng cách đảm bảo giúp cho móng được chắc chắn hơn. Nguyên tắc bố trí cọc ép trong đài móng như sau:

– Thông thường, các cọc được bố trí theo hàng, dãy hoặc theo lưới tam giác. Đảm bảo xung quanh móng cọc đều có cọc ép bê tông với khoảng cách cọc ép hợp lý.

– Khoảng cách giữa các cọc (tim cọc với tim cọc) tính như sau: S = 3d – 6d. Trong đó d là đường kính hay cạnh cọc. Tính toán sao cho đảm bảo được sức chịu tải và làm việc theo nhóm của cọc.

– Khoảng cách từ mép cọc đến mép ngoài của đài từ 1/3d đến 1/2d.

– Bố trí cọc sao cho trọng tâm của nhóm cọc trùng với tâm của cột.

Cách bố trí cọc ép phải hợp lý và theo nguyên tắc bởi: Nếu đóng cọc gần nhau sẽ khó đóng cho tất cả các loại đất chịu lực. Ngoài ra, đóng cọc gần nhau sự tương thích sẽ không được phát huy hiệu quả. Với loại đất nền yếu, cọc không có khoảng cách hợp lý sẽ không giữ được móng cọc chắc chắn, ảnh hưởng đến công trình.

Trên đây là những thông tin về khoảng cách ép cọc bê tông. Hy vọng những thông tin này sẽ thật hữu ích cho các bạn. Giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong thi công công trình.

Nguồn tin: xaydung.info.vn

 

Trang chủ

Điện thoại

Zalo chat

Imessage

Email